Ông Trần Đức Cảnh khi trao đổi tiếp về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời gian tới. Để đẩy mạnh “công nghiệp hóa và hiện đại hóa” đất nước trong thời gian tới thì việc tăng số lượng và chất lương đào tạo ở các cấp là điều bắt buộc”.
Viết tiếp bài trước về câu chuyện phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập. Nhiều quan điểm cho rằng, để có cơ cấu nguồn nhân lực ổn định, hợp lý cần nâng quy mô trường đại học hoặc có thể đại chúng hóa giáo dục đại học, nâng tỷ lệ sinh viên/vạn dân lên?
Ảnh minh họa. Internet
Tuy số lượng sinh viên tăng gấp đôi trong vòng thập niên qua, nhưng con số hiện nay cũng chỉ khoảng 250 sinh viên (Cao đẳng và Đại học)/vạn dân, trong khi Mỹ và Hàn Quốc đang ở mức 670 – 680 sinh viên/vạn dân. Thế nhưng gần đây số tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp đang ở mức báo động. Điều đó nói lên nền kinh tế vừa có sự không “ăn khớp” rất lớn giữa cung và cầu của nguồn lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học vừa là nên kinh tế thấp, nặng về nông nghiệp.Trao đổi về điều này, ông Trần Đức Cảnh, nguyên Giám đốc Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực, bang Massachusetts, Hoa Kỳ cho rằng bản thân của “nguồn cung” không tự giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả, mà phải kết nối với “cầu”.
Theo quan điểm của ông Cảnh, để đẩy mạnh “công nghiệp hóa và hiện đại hóa” đất nước trong thời gian tới, thì việc tăng số lượng và chất lượng đào tạo ở các cấp là điều bắt buộc.
Phác họa mô hình phát triển nguồn nhân lực 2015-2035.
Lý giải:
– Theo ước tính thì dân số Việt Nam năm 2035 là 117 triệu người, số người tham gia lao động từ 25 – 60+ là 60,84 triệu người, chiếm 52% dân số cả nước. Xin lưu ý là một số báo cáo lao động quôc tế tính tuổi lao động từ 15 tuổi +, 18 tuổi +, tôi chọn 25 tuổi + cho phù hợp với tuổi tốt nghiệp đại học. Vì giới hạn của khổ báo, bản phân tích cụ thể không kèm theo. – Số lao động không qua đào tạo giãm 30% trong chu kỳ 20 năm, phần lớn do dịch chuyễn từ lao động nông, lâm, hải sản (hiện nay chiếm 48%) sang công nghiệp. – Do nhu cầu công việc đòi hỏi chuyên môn, tỷ lệ lao động đào tạo qua công việc sẽ giãm xuống 16,5%. Doanh nghiệp sẽ đòi hỏi lao động phải qua đào tạo. – Cần xây dựng mô hình trung học kỹ thuật (nghề), trường nghề, trung cấp nghề nhằ cung cấp nguồn lao động cần thiết cho nền kinh tế, mà hiện nay còn đang rất thiếu và yếu. – Tăng số sinh viên Cao đẳng lên 10%, đáp ứng nhu cầu nhân lực cấp trung. Hệ CĐ nên giãm thời gian học của phần lớn chương trình ừ 3 xuống 2 năm. – Tăng số lượng Cử nhân lên 15,6% và Thạc sĩ lên 3,25% để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lục có trình độ, chuyên môn, quãn lý.. – Tăng số lượng có chuyên môn cao (Bác sĩ, Nha, Dược, Luật sư ..) lên 1% theo nhu cầu phát triển của xã hội, và Tiến sĩ ,25% đáp ứng nhu cầu giãng dạy CĐ/ĐH và nghiên cứu đang cần (chứ không phải để làm quản lý nhà nước). |
Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy, việc phát triển giáo dục và đào tạo không thể thiếu xã hội hóa. Ở Nhật Bản, số đại học công chỉ chiếm 23% và Hàn Quốc 18%. Hai quốc gia này có tỷ lệ xã hội hóa giáo dục đại học rất lớn. Trong điều kiện của Việt Nam, ngân sách dành cho bậc Đại học không lớn, nhưng lại đầu tư dàn trải. Theo ông Cảnh, nhà nước nên đẩy mạnh chính sách xã hội hóa giáo dục đại học, giảm tỷ lệ số sinh viên trong hệ thống trường công xuống khoảng 50%, trong chu kỳ 25 năm tới, như vậy mới duy trì mức hỗ trợ hợp lý cho hệ thống trường công trong tương lai.
“Vai trò của hệ thống đại học công rất cần thiết, nhưng cần quan tâm nhiều hơn vào các lĩnh vực xã hội cần mà hệ thống trường tư không muốn hay không có khả năng đầu tư, ít nhất trong giai đoạn này, như ngành sư phạm, khoa học xã hội-nhân văn, nghiên cứu khoa học, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập thấp” ông Trần Đức Cảnh nêu quan điểm.
Hiện nay hệ thống trường công có rất nhiều lợi thế, so với hệ thống trường ngoài công lập về cơ sở vật chất, lực lượng giảng viên và cạnh tranh đầu vào. Tuy nhiên, nhà nước nên đầu tư vào hệ thống trường công có sự chọn lựa và mục tiêu rõ ràng, chứ không bao cấp dàn trải.
Ông Trần Đức Cảnh cũng nhận định, hệ thống trường Cao đẳng, Đại học ngoài công lập tuy còn non trẻ, nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai, khi nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tăng từ 250 lên 450 sinh viên/vạn dân, và khả năng hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với hệ thống trường công sẽ bị hạn chế. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển, đặc biệt là các trường theo mô hình phi lợi nhuận. Tạo sân chơi bình đẳng giữa hệ thống trường công và ngoài công lập lâu dài, cạnh tranh lành mạnh là cốt lõi.
Từng sống và làm việc tại Hoa Kỳ nhiều năm, tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực tại những nước phát triển, ông Trần Đức Cảnh cho rằng, trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất và dịch vụ.
Theo ông Cảnh, Hoa Kỳ là quốc gia có cấu trúc nền kinh tế theo hướng “kinh tế tri thức” từ rất sớm. Là một nền kinh tế lớn và ổn định, hàng đầu trên thế giới, nhưng cái mạnh nhất của Hoa Kỳ là khả năng tồn trữ dữ liệu, làm thống kê, nghiên cứu, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin nhanh và hiệu quả, cung cấp thông tin và dự báo nhu cầu công việc và ngành nghề tương lai khá chính xác.
“Môi trường và điều kiện tiếp cận thông tin, thống kê và khả năng phân tích dữ liệu của Việt Nam còn rất hạn chế, dẫn đến sự thiếu chính xác và tin cậy trong các báo cáo, đánh giá.
Thú thực, đối với những người đam mê nghiên cứu và học thuật, Việt Nam có cả một rừng đề tài chưa được nghiên cứu, khai thác, có thể đưa vào ứng dụng từ kinh tế đến khoa học xã hội. Quan trọng là trách nhiệm cung cấp thông tin tin cậy về nền kinh tế, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế-xã hội lâu dài, khả năng nghiên cứu và dự báo để mới có thể xây dựng mô hình và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hiệu quả” ông Trần Đức Cảnh cho hay.
Theo ông Trần Đức Cảnh, trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay, những dự báo sẽ khó và rủi ro, nhưng nếu có sự tham gia của nhiều tổ chức, nhóm nghiên cứu phản biện, dự báo sẽ dần điều chỉnh và tính chính xác và tin cậy hơn.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chuyen-gia-Tran-Duc-Canh-dua-ra-giai-phap-cho-nguon-nhan-luc-Viet-Nam-post154049.gd