Blog

Chuyên gia Trần Đức Cảnh: Việt Nam hiện chưa có đại học phi lợi nhuận

Theo đây là quan điểm của ông Trần Đức Cảnh – nguyên là Thành viên Hội đồng liên trường, Trường đại học vùng Đông Bắc bang Massaschusetts (Hoa Kỳ) khi chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam khi nói về mô hình trường lợi nhuận và không vì lợi nhuận hiện nay ở Việt Nam.
“Lợi thế của mô hình không vì lợi nhuận là sự tham gia đóng góp của nhiều người quan tâm, lâu dài có sự tham gia và đóng góp của các cựu sinh viên”.
Không nhập nhằng giữa hai mô hình
PV: Lâu nay câu chuyện phân định đại học lợi nhuận và không vì lợi nhuận chưa rõ ràng, theo ông cần hiểu hai loại hình trường này như thế nào?
Ông Trần Đức Cảnh: Hiện nay ở Việt Nam chưa có trường cao đẳng, đại học nào theo mô hình không vì lợi nhuận, dù có một vài trường có đề cập đến mô hình này, nhưng thực chất vẫn là mô hình lợi nhuận. Nếu là một trường không vì lợi nhuận đúng nghĩa thì phải đạt 3 yếu tố sau:    
Thứ nhất, không có tính sở hữu: có nghĩa là trường không có cổ đông, không chia cổ tức hay có sở hữu cá nhân tài sản của trường dù chỉ là 1%.
Chuyên gia Trần Đức Cảnh: Việt Nam hiện chưa có đại học phi lợi nhuận

Ông Trần Đức Cảnh

Thứ ba, tính minh bạch và giám sát: Trường phải báo cáo và công bố các hoạt động công khai, thông tin tài chính hằng năm đến các cơ quan chức năng và chịu trách nhiệm với cộng đồng.  Thứ hai, tính trách nhiệm cộng đồng: Hội Đồng Quản Trị là bộ phận có quyền hành và trách nhiệm cao nhất của trường, phần lớn do những người sáng lập ban đầu lập ra. Thành viên của HĐQT gồm những người có uy tín trong giáo dục và xã hội được bầu chọn theo điều lệ của Trường.  Hoạt động của HĐQT phải có tính độc lập, không bị chi phối bởi các quyền lực, nhóm lợi ích .. mục tiêu là vì lợi ích chung của trường. Không có tính tư lợi trong mô hình không vì lợi nhuận, nên sự xung đột quyền lợi không xãy ra, làm ảnh hưởng đến hoạt động lâu dài của trường.  Ngay cả trường hợp khi trường chấm dứt hoạt động, giãi thể, thì tài sản của trường phải chuyễn sang cho một tổ chức bất vụ lợi, xã hội khác chứ không được phân chia cho bất cứ cá nhân nào.

Các trường ĐH theo mô hình lợi nhuận thì hoạt động như một doanh nghiệp, có nghĩa là có chủ sở hửu, chia lãi và làm nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Riêng các trường ĐH theo mô hình không vì lợi nhuận thì cần được Nhà nước đối xử công bằng như trường công lập, ngoài ra được phép miễn thuế cho cá nhân và doanh nghiệp phần hiến tặng cho trường, miễn thuế giá trị gia tăng và nhận các ưu đãi khác như được giao đất đâi…
Mục đích trường không vì lợi nhuận là phục cho cộng đồng, xã hội…nên tạo ra cớ chế động lực cho các thành phần xã hội tham gia đóng góp.
Với hoàn cảnh và điều kiện nước ta theo ông Trần Đức Cảnh, đại học nên phát triển theo mô hình nào (lợi nhuận hay không vì lợi nhuận) và khi chuyển từ lợi nhuận sang không vì lợi nhuận thì sự phát triển của các trường sẽ thuận lợi hơn không?
Ông Trần Đức Cảnh: Nếu không tính những giai đoạn trước, loại hình đại học ngoài công lập chỉ mới xuất hiện trong nước khoảng 20 năm nay. Trong bối cảnh phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua, mô hình đại học lợi nhuận đáp ứng phần nào nhu cầu giáo dục đại học trong nước, và loại hình này cũng sẽ tiếp tục đóng vai trò trong hệ thống giáo dục.
Đến thời điểm này, nên có một mô hình trường ngoài công lập – không vì lợi nhuận. Đại học lợi nhuận và không vì lợi nhuận, cùng phát triển song song với hệ thống đại học công, có sự tương quan và bổ sung cho nhau trong hệ thống giáo dục. Còn việc chuyển từ mô hình lợi nhuận sang không vì lợi nhuận là việc riêng của mỗi trường. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu đúng bản chất của mô hình đại học không vì lợi nhuận.
Lợi thế của mô hình không vì lợi nhuận là sự tham gia đóng góp, hiến tặng của xã hội, tổ chức hay cá nhân trong và ngoài nước, lâu dài có sự tham gia và đóng góp của các cựu sinh viên, nếu họ cảm nhận giá trị mà họ nhận từ trường.        
Phần lớn hiện nay đối với các trường ngoài công lập đang gặp phải là phân chia tài sản chung. Điều đó dẫn đến nội bộ một số trường không ổn định, theo ông làm thế nào để quy định được đối tượng ngoài trường (nhà tài trợ) không can thiệp sâu vào Hội đồng trường?
Ông Trần Đức Cảnh: Khi một trường đại học tổ chức theo mô hình doanh nghiệp thì phải chấp nhận luật chơi này, có nghĩa là có chủ sở hửu là các cổ đông, Hội đồng Quản trị quyết định kế hoạch kinh doanh, chia lợi nhuận, phân chia tài sản… Các trường chọn mô hình hoạt động như một một doanh nghiệp đầu tư giáo dục hay chuyển sang mô hình không vì lợi nhuận như tôi đề cập ở trên, không nên nhập nhằng giữa hai.
Tính sở hữu là yếu tố quyết định mô hình lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, một trường có thể chia lãi cho các cổ đông dù chỉ ở mức trái phiếu chính phủ, nhưng các cổ đông vẫn là chủ sở hửu tài sản của trường, nếu vì lý do gì họ chuyển nhượng một phần hay toàn bộ cơ sở trường với giá gấp 5-10 lần so với giá ban đầu thì sao? Không cá nhân hay tổ chức nào muốn đóng góp, hiến tặng (không hoàn lại) cho một tổ chức trường, mà biết rằng trường đó thuộc sở hửu của cá nhân người khác.
Đại học không vì lợi nhuận như đã đề cập nói chung trông chờ vào sự đóng góp, hiến tắng tặng để thực hiện mục tiêu giáo dục, như vậy mô hình tài chính của trường có rủi ro?
Ông Trần Đức Cảnh: Nguồn tài chính để khởi động mô hình đại học không vì lợi nhuận là yếu tố quyết định. Sau đó tổ chức trường phải tự cân đối tài chính họat động như một doanh nghiệp; nguồn thu từ đóng góp của xã hội, thu học phí, các nguồn thu khác, cộng với khả năng phát hành trái phiếu, vay trả lãi ngân hàng…không những trang trải các chi phí hoạt động hàng năm mà còn xây dựng được nguồn vốn để phát triển lâu dài. Hầu hết các hiệu trưởng đại học ở Mỹ, đặc biệt là trường không vì lợi nhuận, họ không chỉ biết về giáo dục và học thuật, còn đòi hỏi khả năng ngoại giao và gây quỹ phải rất tốt.
Hầu hế các trường đều có nguồn quỹ của trường dùng để đầu tư sinh lợi để ổn định tài chính và phát triển lâu dài. Năm 2013, đại học Harvard có nguồn quỹ là 32,7 tỷ USD và đầu tư số vốn này rất hiệu quả, nguồn thu của năm là 4,26 tỷ USD. Chính phủ Mỹ có thể bị đóng cửa vì thiếu ngân sách hoạt động, còn các đại học lớn như Harvard, Stanford, Princeton thì không bao giờ.
Không nên quy định % với thành viên ngoài trường
Việc quy định các thành viên ngoài trường không thấp hơn 60% (theo dự thảo Điều lệ trường phi lợi nhuận) có hợp lý không?
Ông Trần Đức Cảnh: Theo tôi thì không nên quy định hóa tỷ lệ (%) thành viên HĐQT trong và ngoài trường, mà phải do điều lệ của chính trường đó đặt ra theo nhu cầu và điều kiện hoạt động của họ. Thành viên của HĐQT theo mô hình không vì lợi nhuận, là những người tham gia mang tính tự nguyện. Thường họ là những người ưu tú, thành công trong xã hội, thiết tha với mục tiêu của trường.  Để trường hoạt động hiệu quả thì việc phân chia, cân đối quyền lực và trách nhiệm giữa HĐQT và Ban điều hành trường là yếu tố rất quan trọng.
Bình thường thì điều lệ trường không vì lợi nhuận thể hiện sự cân đối các thành phần tham gia vào Hội đồng Quản trị, tránh để quyền lợi nhóm phát sinh, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của trường. Sinh viên là “cổ đông tinh thần” quan trọng nhất của trường, họ không những đóng góp mà còn bảo vệ trường rất tốt. Trường muốn phát triển lâu dài thì trước tiên phải chăm sóc tốt những hạt giống này. Theo quan sát của tôi thì hầu hết các trường công và ngoài công lập ở ta hiện nay rất kém ở khâu này.  
Có ý kiến cho rằng, vừa qua Trường Đại học Phan Châu Trinh ra bản dự thảo về Quy chế trường không vì lợi nhuận là học theo cách máy móc từ các trường của Mỹ, đó là các trường vô chủ, vô chủ thì không áp dụng được ở Việt Nam? Ông nghĩ sao khi ông đã từng làm việc tại một số trường đại học tại Mỹ?
Ông Trần Đức Cảnh: Theo tôi thì mô hình đại học không vì lợi nhuận mà ĐH Phan Châu Trinh đã đề xuất rất là cơ bản, không nhập nhằng, lẫn lộn giữa không vì lợi nhuận và lợi nhuận, tránh những mâu thuẫn tai hại có thể xảy ra sau này. Có những nguyên tắc cơ bản để hình thành một mô hình đại học không vì lợi nhuận hoạt động bền vững và lâu dài, không nhất thiết là Mỹ hay nước nào trên thế giới.
Ở Mỹ, Điều khoản 501© (3) của Luật tổ chức bất vụ lợi, có ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức bất vụ lợi, và những người tham gia.
Theo luật thì trường không vì lợi nhuận là một chủ thể có nghĩa vụ và trách nhiệm trước xã hội, chỉ khác là không có sở hữu cá nhân. Ở Việt Nam chưa có luật hay chưa rõ điều này. Do đó nói trường không vì lợi nhuận là mô hình “vô chủ” thì không chính xác. Khái niệm không vì lợi nhuận còn mới và “trừu tượng” với ta hiện nay, nhưng ” giá trị vô hình” này là rất cơ bản trong xã hội phương tây.
Lòng tin sẽ giúp giáo dục phát triển
Trong bối cảnh giáo dục và xã hội Việt Nam hiện nay, theo ông Trần Đức Cảnh những yếu tố nào để giúp đại học không vì lợi nhuận theo như mô hình của ĐH Phan Châu Trinh đề xuất cơ hội để phát triển?
Ông Trần Đức Cảnh: Lợi thế của mô hình đại học không vì lợi nhuận là được sự quan tâm và khả năng đóng góp của xã hội, với điều kiện là xã hội phải cảm nhận được giá trị do trường làm ra. Bất lợi hiện nay là mô hình này mới được đề xuất ở nước ta, chắc chắn là còn nhiều thử thách trong cách vận hành của trường trong tương lai. Điều hành mô hình tổ chức không vì lợi nhuận, cũng như các mô hình khác, là cả một nghệ thuật và khoa học, cần phải học và trải nghiệm như thế giới bên ngoài đã từng.
Có quan điểm cho rằng nước ta còn nghèo, người Việt chưa có thói quen đóng góp như phương tây, mô hình phi lợi nhuận phần lớn dựa vào sự đóng góp của cá nhân, cộng đồng khó mà thực hiện.  
Ông Trần Đức Cảnh: Bản chất của người Việt chúng ta lâu nay rất rộng rãi, sẵn sàng đóng góp công của cho cộng đồng khi họ tin tưởng vào sự đóng góp có mục đích tốt. Tôi tin là sự đóng góp cho một đại học mà họ tin tưởng là đều không khó, đặt biệt là cựu sinh viên và những người quan tâm đến giáo dục. Tuy nhiên phải có cơ chế bảo đảm sự đóng góp của họ không bị lợi dụng.
Một ví dụ điển hình là Quỹ học bổng Ninh Hòa, lập nên ở một thị xã thuộc nghèo miền Trung. Năm 2003, chỉ bắt đầu với khoảng 50 triệu do sự đóng góp của các Mạnh thường quân ở nước ngoài, cấp cho 17 học sinh và sinh viên nghèo; sau 10 năm số tiền đóng góp lên đến 300 triệu, cấp cho 130 học bổng, gần 70% là sự đóng góp của người dân địa phương và các học sinh từng nhận học bổng. Dù con số rất khiêm nhường so với so đóng góp cho một đại học không vì lợi nhuận trong tương lai, nhưng điều đó minh chứng là một khi có sự tin tưởng vào ý nghĩa và mục tiêu đóng góp, thì việc tham gia đóng góp xây dựng một đại học phi lợi nhuận là điều hoàn toàn có thể.  
Trân trọng cảm ơn ông.
Ở Mỹ có 37% trên tổng số 4,500 trường cao đẳng, đại học theo mô hình không vì lợi nhuận; 25% số trường theo mô hình lợi nhuận, và 38% còn lại là trường công. Đặc tính của các trường theo mô hình lợi nhuận là đào tạo các ngành mang tính ứng dụng, đáp ứng nhu cầu việc làm, hay những chương trình đào tạo qua mạng (online), chi phí đầu tư không quá tốn kém, thì mới mong mang lại lợi nhuận yêu cầu. Hệ thống trường công và không vì lợi nhuận thường là những trường đa ngành, đòi hỏi đầu tư cao hơn cho việc học tập và nghiên cứu.
Trong xếp hạng năm nay của tạp chí uy tín US news, 20 trường đại học xếp hạng cao nhất nước Mỹ đều là trường không vì lợi nhuận, không có trường theo mô hình lợi nhuận lọt vào 100 trường hàng đầu của Mỹ. Điều đó nói lên rằng, lâu dài mô hình không vì lợi nhuận song song với hệ thống trường công mới có khả năng tập hợp được nguồn lực để vực dậy tiềm năng giáo dục đại học, bao gồm khả năng nghiên cứu.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chuyen-gia-Tran-Duc-Canh-Viet-Nam-hien-chua-co-dai-hoc-phi-loi-nhuan-post149272.gd

Bạn đã sẵn sàng để du học?

NEEC là đối tác và hỗ trợ lộ trình du học, nộp hồ sơ vào các trường Trung Học - Đại Học hàng đầu nước Mỹ, Canada
Liên hệ ngay Hẹn tư vấn