Để có lời giải đáp cho những lo ngại này, phóng viên Giaoduc.net.vn đã có buổi phỏng vấn ThS Trần Đức Cảnh, thành viên HĐQT Trường ĐH Phan Châu Trinh, người đã có 10 năm làm tư vấn tuyển sinh cho trường ĐH lừng danh Harvard. Ông sẽ đem những kinh nghiệm về mô hình và cách thức tổ chức tuyển sinh đó về áp dụng ở Việt Nam, trước hết là với Trường ĐH Phan Châu Trinh.
Ý tưởng tuyển sinh theo các tiêu chí trên thực ra đã được bàn thảo nhiều lần trong Hội đồng sáng lập của trường, nhưng do vướng quy định tuyển sinh lâu nay của Bộ Giáo dục nên các tiêu chí trên không thể thực hiện.
Những tiêu chí Trường ĐH Phan Châu Trinh đặt ra so với nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ, không có gì mới. Tại Mỹ, hầu hết các trường đại học danh tiếng dùng các tiêu chí (dụng cụ) sau để chọn sinh viên tốt và phù hợp cho trường: Điểm 3-4 năm Trung học, điểm thi SAT I và 2-3 môn SAT II, hay ACT, điểm TOEFL nếu là ứng viên không thông thạo Anh Ngữ, 2-3 bài luận văn (kèm theo đơn), và 2-3 thư giới thiệu của giáo viên hay người hướng dẫn ở bậc Trung học, và phỏng vấn trực tiếp ứng viên (có trường bắt buộc có trường không).
Đây là những tiêu chí hợp lý và hiệu quả nhất để đánh giá một ứng viên về khả năng thành công về học thuật, về tư duy, đạo đức và các năng khiếu… phù hợp với tinh thần, trách nhiệm và văn hóa chung của trường. Các đại học trung bình hoặc thấp hơn ở Mỹ, tiêu chuẩn nhận của họ có phần dễ hơn các trường danh tiếng.
ThS Trần Đức Cảnh chụp ảnh kỷ niệm cùng Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, thành viên Hội đồng sáng lập Trường ĐH Phan Châu Trinh.
5 tiêu chí của ĐH Phan Châu Trinh đưa ra nằm trong cái khung “xét tuyển” theo hệ thống giáo dục nước nhà hiện nay. Theo tôi thứ tự quan trọng: 1) Điểm trung bình trong học bạ ở 3 năm THPT, 2) Điểm thi Đại học, 3) Điểm thi THPT, 4) Thi kiểm tra kiến thức căn bản, ngành học và 1-2 bài luận văn 5) Phỏng vấn ứng viên.
Có một tiêu chí nữa, có thể thực hiện tại Việt Nam sau này là, mỗi sinh viên đều phải có 2 hay 3 thư giới thiệu của thầy giáo dạy tại trường trung học lên đại học, nhưng chưa thể thực hiện bối cảnh hiện nay.
Nói chung, để đánh giá một ứng viên tiềm năng, điểm thi đại học tuy quan trọng, nhưng chỉ nên là một phần của các tiêu chí xét tuyển, chứ không là tất cả. Ngay cả các tiêu chí trên cũng không nên quá thủ tục và xơ cứng hay mang tính cách đối phó. Mục tiêu cuối cùng là chọn một ứng viên có khả năng thành công và phù hợp với tinh thần và văn hóa của trường.
Đại học Harvard mỗi năm cho người sắp xếp phòng vấn trên 34.000 ứng viên để chọn khoảng 2.050 sinh viên, con số 1.000 nói trên không phải là lớn. Tôi hiểu sự khó khăn của các trường về nhân lực và kinh phí cho vấn đề này. Tuy nghiên, nếu trường muốn tuyển chọn một sinh viên theo yêu cầu thì phải đầu tư thời thời gian, công sức và kinh phí. Bởi công tác tuyển sinh đối với các trường danh tiếng ở Mỹ là quan trọng nhất. Nếu như công tác tuyển sinh tốt thì kể như họ đã thành công ít nhất 90% rồi.
Riêng ở ĐH Harvard, vì tỷ lệ nhận chỉ khoảng 6%, mà đa số ứng viên gần như ngang tầm nhau, nên việc tuyển chọn rất gắt gao và rất khó. Tìm cách để lọc ra các ứng viên tốt và phù hợp nhất không bao giờ là chuyện đơn giản. Bài phỏng vấn có thể thay đổi cán cân cho những trường hợp sát sao.
Đúng là phỏng vấn mang tính chất định tính, nhưng có phương pháp chuyển từ định tính sang định lượng để xét điểm trung bình cho mỗi ứng viên. Mỗi giáo viên cần phỏng vấn khoảng 30-40 sinh viên lần đầu không phải là lớn. Về lâu dài cách tổ chức tốt nhất là sắp xếp cho một số cựu sinh viên Phan Châu Trinh ở các nơi phỏng vấn ứng viên, một số ở xa không có diều kiện phỏng vấn trực tiếp thì có thể phỏng vấn qua điện thoại. Họ sẽ qua một lớp tập huấn để thực hiện nhiệm vụ này. Bộ phận tuyển sinh sẽ làm việc chặc chẽ và hướng dẫn họ trong giai đoạn này.
Khi làm tốt sẽ tạo ra một tinh thần và niềm tự hào Phan Châu Trinh trong quan hệ giữa các cựu sinh viên, sinh viên, giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội, tạo giá trị không nhỏ đến việc phát triển lâu dài của trường.
Những khó khăn ban đầu có thể xảy ra, nhà trường lường trước và dần khắc phục. Bên cạnh đó, điểm phòng vấn chỉ chiếm tối đa 20% số điểm chung, không phải là yếu tố quyết định. Để đánh giá một sinh viên cần nhìn những điểm khác nữa để tổng hợp, đánh giá. Không tự dưng một tiêu chí trong năm vược trội mà không gây sự chú ý của Hội đồng xét tuyển. Qua phần phỏng vấn này, sẽ giúp giáo viên hiểu được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên và ngược lại sinh viên củng hiểu thêm về trường, sự quan tâm và trân trọng của Trường đối với từng ứng viên của ĐH Phan Châu Trinh.
Tôi không cho là mạo hiểm nếu nghĩ đến chuyện lâu dài. Lần đầu tiên thực hiện trong một không gian giới hạn ở đất nước Việt Nam bao giờ cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng đây là tiêu chí đã áp dụng cho các trường tại Mỹ cùng nhiều nước khác. Về lâu dài giáo dục sẽ phát triển đến mức mọi trường đều nên làm như vậy.
Thực ra, chuyện tuyển sinh này đã được trường bàn thảo và cân nhắc từ lâu. Đây là các tiêu chí phù hợp và tiên tiến nhất trong việc đánh giá và tuyển chọn sinh viên hiện nay và lâu dài, không kể trường công hay ngoài công lập, và trường Phan Châu Trinh không là ngoại lệ.
Tôi cho rằng, nếu muốn tuyển một sinh viên vào Đại học đều cần phải xây dựng một kế hoạch và mục tiêu lâu dài. Vì uy tín của một ngôi trường không thể nhận học sinh bừa được. Không phải ngẩu nhiên mà những trường tốt tại Mỹ có ít nhất 100 năm trở lên, riêng ĐH Harvard đã có 376 năm lịch sử.
Đây không phải là chuyện làm một sớm một chiều được, để xây dựng trường Phan Châu Trinh đàng hoàng, có tiếng tăm cũng phải mất 10 năm, 20 năm thậm chí 50 năm. Giáo dục là sự đầu tư mà người làm phải nghĩ đến chuyện lâu dài. Nếu chỉ nghĩ đến chuyện tuyển cho đủ số lượng, bất kể chất lượng thế nào thì trường đó cũng chỉ tồn tại được 5-7 năm mà thôi và rất nguy hiểm cho nền giáo dục nước nhà.
Hệ thống giáo dục nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Nước Mỹ hiện nay được đánh giá là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, họ thu hút được nhiều tinh hoa đến từ các nước trên thế giới. Họ phát huy tối đa tính sáng tạo, đa dạng, thôi thúc sự đam mê nghiên cứu học tập, và tình ứng dụng rất cao. Yếu tố thị trường và sự chấp nhận của xã hội lâu dài về sản phẩm (điển hình sinh viên tốt nghiệp) là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển tiếp, một số đã định hình và một số còn chưa rõ nét. Tuy nhiên, để phát triển giáo dục nước nhà và tránh những tiêu cực, việc tốt nhất là đào tạo những con người được thị trường và xã hội chấp nhận. Hệ thống sử dụng tốt và hợp lý những người được đào tạo, người có chuyên môn cao… mới mong có giảm thiểu sự tiêu cực trong giáo dục.
– Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Ông Trần Đức Cảnh tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế và Khóa Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Hành chính công John F. Kennedy thuộc đại học Harvard, nguyên là Thành viên Hội đồng Liên Trường Đại Học Vùng Đông Bắc Bang Massaschusetts (NECCUM).
Ông đã có 16 năm kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách cho các Chương trình Đào tạo và Phát triển Nguồn Nhân lực tại Bang Massachusetts, và hơn 10 năm làm công tác tư vấn cho đại học Harvard trong công tác tuyển sinh cấp cử nhân. Sống, học tập và làm việc tại Mỹ 38 năm, ông luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục nước nhà. |
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Chuyen-gia-Giao-duc/DH-Havard-phong-van-34000-nguoinam-VN-co-the-hoc-tap-duoc-post114206.gd